TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA TRẺ

13/06/2024 10:24:07 75

Mục lục

Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và không hài lòng với cuộc sống. Bên cạnh đó, việc quá lạm dụng cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

 

 

Tác động đến sức khỏe tinh thần

Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. Chúng ta cần có thêm bằng chứng trước khi có thể kết luận về những phát hiện này. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh trầm cảm gia tăng trên thế giới và một nửa số bệnh về tâm lý xuất hiện từ tuổi 14, cần tìm hiểu thêm về các vấn đề tiềm ẩn liên quan.

Nhiều chính phủ, nhà xã hội học và nhà tâm lý học cũng bày tỏ sự lo ngại khi trẻ em ngày nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại và bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng khác.

 

Giảm thiểu hoạt động tương tác xã hội

Cảm xúc được khơi dậy bởi một cái “like” có thể tạm thời làm vơi đi nỗi cô đơn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn giao tiếp xã hội. Khi thanh thiếu niên cô đơn trong cuộc sống thực sử dụng mạng xã hội để bù đắp cho điểm yếu về kỹ năng xã hội của mình, họ có thể sẽ cảm thấy càng cô đơn hơn về lâu về dài.

Các mối quan hệ có ý nghĩa mà chúng ta xây dựng thông qua giao tiếp trực tiếp, ngôn từ và phi ngôn từ, chính là nguồn thỏa mãn và hạnh phúc cá nhân có chiều sâu và lâu dài. Một biểu tượng cảm xúc hoặc một bình luận có thể đem lại cảm giác kết nối hời hợt, nhưng giao tiếp mặt đối mặt sẽ xây dựng những kết nối có ý nghĩa hơn thông qua ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc thân mật và biểu cảm gương mặt, cùng với đọc cảm xúc thông qua giọng điệu và sắc thái - tất cả những điều này thường biến mất trong thế giới số.

Thanh thiếu niên thường nói chuyện trực tuyến với những người mà các em quen biết ngoài đời thực. Ở mức độ vừa phải, việc sử dụng mạng xã hội theo cách này cho phép thanh thiếu niên giữ liên lạc với bạn bè, bạn học hay người thân và có khả năng cải thiện các mối quan hệ thực của mình. Nhưng điều này có thể trở thành một vấn đề nếu việc nói chuyện trực tuyến cản trở hết mọi tương tác xã hội, hoặc trong trường hợp lướt mạng thụ động quá mức, nếu thanh thiếu niên đang hấp thụ nhiều thông tin hơn là tương tác với thông tin.

 

Bắt nạt trực tuyến

Những người bạn trên mạng xã hội dễ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn. Những kẻ bắt nạt có thể phát tán những lời nói và hình ảnh bạo lực, gây tổn thương và hạ nhục trẻ chỉ bằng một lần nhấn phím.

Bạo lực tuy xảy ra trên không gian ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả thực. Nghiên cứu cho thấy các nạn nhân của bắt nạt trực tuyến có nguy cơ sử dụng rượu bia, ma túy và trốn học cao hơn các học sinh khác. Các em còn có khả năng bị điểm kém, cảm thấy tự ti về bản thân và gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bắt nạt trực tuyến còn dẫn đến tự tử.

 

Để giảm bớt tác hại của mạng xã hội đối với học sinh, có một số giải pháp có thể thực hiện trong một hình thức tích cực:

1. Giáo dục về việc sử dụng mạng xã hội: Giáo dục học sinh về nguy cơ và tác hại của mạng xã hội, và cách sử dụng nó một cách có trách nhiệm và cân nhắc. Chúng ta cần giúp học sinh nhận biết được sự cân bằng giữa sử dụng mạng xã hội và tham gia vào cuộc sống thực.

2. Thiết lập giới hạn thời gian sử dụng: Giới hạn thời gian học sinh sử dụng mạng xã hội và khuyến khích họ dành thời gian cho hoạt động khác như thể dục, đọc sách, giao tiếp trực tiếp và tham gia vào các hoạt động ngoại khoá.

3. Xây dựng niềm tin vào bản thân: Khuyến khích học sinh phát triển lòng tự tin và khả năng quản lý bản thân, để không phụ thuộc quá nhiều vào sự đánh giá và phản hồi từ mạng xã hội.

4. Sử dụng mạng xã hội một cách tích cực và hợp lý: Đặt mục tiêu sử dụng mạng xã hội để tạo ra giá trị, chia sẻ kiến thức và kết nối với những người có cùng sở thích, thay vì lãng phí thời gian vào những hoạt động không cần thiết.

 

Nguồn tham khảo: Unicef Việt Nam

 

Trung tâm Ngoại ngữ PIC

- Hotline: 086 989 6066 - 0866 151 504

- Địa chỉ: Số 8 lô LK18D, Lê Hồng Phong, HP | Số 25 Đà Nẵng, Ngô Quyền, HP

- Email: pica.edu.vn@gmail.com

- Website: https://picacademy.edu.vn/

- Instagram: pic.academy

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

MỘT NGÀY LÀM LÍNH CỨU HỎA
13/09/2024 8
MỘT NGÀY LÀM LÍNH CỨU HỎA
VUI HỘI TRĂNG RẰM
27/08/2024 9
VUI HỘI TRĂNG RẰM
LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 9
16/08/2024 169
LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 9
LÝ DO KHIẾN CON HỌC TIẾNG ANH MÃI KHÔNG TIẾN BỘ?
14/08/2024 50
LÝ DO KHIẾN CON HỌC TIẾNG ANH MÃI KHÔNG TIẾN BỘ?
MẸO DẠY TIẾNG ANH CHO CON TẠI NHÀ
01/08/2024 84
MẸO DẠY TIẾNG ANH CHO CON TẠI NHÀ
LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 8
26/07/2024 230
LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 8
6 NGUYÊN TẮC "VÀNG" KHI DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON
22/07/2024 109
6 NGUYÊN TẮC "VÀNG" KHI DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON
KỸ NĂNG THOÁT HIỂM VÀ GIẢI CỨU TRẺ MẮC KẸT TRONG Ô TÔ
18/07/2024 69
KỸ NĂNG THOÁT HIỂM VÀ GIẢI CỨU TRẺ MẮC KẸT TRONG Ô TÔ
Workshop HÀNH TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CÙNG CON TỪ 3 TUỔI
17/07/2024 53
Workshop HÀNH TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CÙNG CON TỪ 3 TUỔI
LỊCH KHAI GIẢNG LỚP IELTS THÁNG 8
11/07/2024 65
LỊCH KHAI GIẢNG LỚP IELTS THÁNG 8
WORKSHOP HÀNH TRÌNH CÙNG CON HỌC TIẾNG ANH TỪ 3 TUỔI
04/07/2024 32
WORKSHOP HÀNH TRÌNH CÙNG CON HỌC TIẾNG ANH TỪ 3 TUỔI
LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 7
29/06/2024 178
LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 7
Trang chủ
Chuyên viên tư vấn
Tư vấn viên

Tư vấn viên

0869 896 066
Vị trí Công Ty
Youtube
0869 896 066
Click để gọi ngay cho tôi - messenger Click để gọi ngay cho tôi - zalo